Chó bị nhiễm giun móc từ nguồn thức ăn, hoặc nước uống kém vệ sinh. Giun móc không chỉ ký sinh trong cơ thể chó. Mà chúng còn tấn công vào nội tạng của bé như gan, thận, tim hoặc phổi. Bên cạnh việc “rút cạn” dinh dưỡng, giun móc còn thải độc tố khiến cún cưng gặp vấn đề về thần kinh, thiếu máu, tổn thương ruột.
Nhiều chủ nuôi vẫn chưa biết chó bị giun móc nguy hiểm như thế nào? Làm sao để phòng trị bệnh giun móc ở chó? Hoặc chó nhiễm giun móc thì có lây sang người hay không?
Muốn giải đáp những vấn đề này, mời bạn xem qua bài viết sau đây.
Tác nhân gây bệnh giun móc trên chó có tên khoa học Ancylostoma caninum. Loại giun này thường ký sinh ở đoạn ruột non của chó. Chúng được nhận dạng qua các đặc điểm chính:
- Màu hồng nhạt
- Túi miệng sâu
- 3 đôi răng lớn
Giới tính của giun móc cũng ít nhiều ảnh hưởng đến ngoại hình của chúng. Chẳng hạn, giun móc cái dài từ 10 - 21mm với lỗ sinh dục ở nửa thân sau, đuôi gai nhọn. Trong khi giun móc đực chỉ dài tối đa 12mm với túi đuôi phát triển và hai gai giao cấu bằng nhau.
Ở chó bị giun móc ký sinh, phân của chúng cũng vô tình trở thành nơi phát tán trứng giun. Trứng có kích thước dài từ 0,06 - 0,0066mm, rộng từ 0,037 - 0,042mm. Trứng sẽ theo phân ra ngoài và tiếp tục vòng đời ký sinh mới trong khoảng 14 - 20 ngày.
Nhiễm giun là vấn đề hết sức phổ biến ở vật nuôi. Chó bị nhiễm giun tựa như đang “ôm” trong mình một “quả bom nổ chậm”. Bởi loài ký sinh này chính là mối đe dọa tiềm tàng và bệnh nặng có thể gây tử vong.
Thông thường, cún bị nhiễm giun đều có biểu hiện suy dinh dưỡng. Do dưỡng chất được nạp vào cơ thể bị giun ký sinh “hút sạch”. Chưa dừng ở đó, giun móc trên chó không chỉ ký sinh ở mỗi đường ruột. Mà chúng còn tấn công vào các vị trí nội tạng khác như tim, thận, phổi, ….
Hệ thần kinh của cún cũng bị ảnh hưởng bởi độc tố do giun móc loại thải. Lâu dần, sức khỏe cún cưng sẽ bị suy kiệt. Tổn thương do giun móc gây ra cho chó như xuất huyết nội, thiếu máu, bại huyết, v.v…
Chưa kể, chó có thể bị nhiễm giun móc qua da. Tình trạng này khiến bé ngứa ngáy, khó chịu nên có biểu hiện gãy liên tục. Thậm chí, bé còn tự cắn rách da, chảy máu và làm vết thương bị nhiễm trùng, hoại tử.
Ngoài ra, chó nhiễm giun móc cũng dễ mắc các bệnh truyền nhiễm khác nếu chưa được tiêm phòng đầy đủ. Vậy làm sao biết cún cưng của bạn có nhiễm giun hay không? Hãy căn cứ vào các triệu chứng sau đây nhé.
Hầu hết chó nhiễm giun móc đều có ngoại hình gầy nhom, kén ăn, thiếu sức sống. Bên cạnh đó, các bé còn có biểu hiện về đường tiêu hóa cùng với một số triệu chứng sau.
Giun móc ký sinh chủ yếu ở đường ruột của chó mèo. Do đó, các bé cún thường có biểu hiện buồn nôn, kén ăn hoặc bỏ ăn. Phân của chó bị bệnh có màu nâu đen, thỉnh thoảng có xuất hiện máu tươi, tiêu chảy ra máu.
Nguy hiểm hơn, giun móc ký sinh thường dùng răng nhọn cắm sâu vào niêm mạc ruột non của chó. Hành động này khiến cho ruột các bé bị tổn thương, gây xuất huyết ở nhiều vị trí. Vì vậy, cún con thường bị đau bụng, kêu la dữ dội và có thể chết nhanh chóng sau đó.
Ruột non của chó bị nhiễm giun móc sưng tấy, cứng và giảm độ đàn hồi. Tình trạng này ảnh hưởng lớn tới khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng của bé.
Giun móc cũng “dò tìm” vị trí động mạch để bám vào hút máu. Tình trạng xuất huyết xảy ra ngày càng nghiêm trọng sẽ làm bé bị thiếu máu. Thậm chí, bé có nguy cơ bị nhiễm trùng huyết và hàng loạt rối loạn về tuần hoàn, hô hấp. Cún bị nhiễm bệnh chết nhanh và đôi khi không có biểu hiện gì bất thường.
Chất thải của giun móc có chứa rất nhiều độc tố, có khả năng đầu độc cún cưng. “Cư dân” của chúng càng nhiều thì lượng độc loại thải càng cao. Chất độc này nhanh chóng tác động lên hệ thần kinh khiến các bé run rẩy, hoặc co giật, mất kiểm soát.
Ngoài ra, độc tố do giun móc tiết ra cũng khiến chó cưng mệt mỏi, chán ăn, lười vận động.
Ấu trùng giun móc đi qua phổi sẽ khiến chó bị ho khan dữ dội. Qua chụp X-Quang có thể thấy được nhiều điểm xung huyết.
Chó bị giun móc được xác định dựa vào các triệu chứng lâm sàng và điều tra dịch tễ học. Qua việc xét nghiệm mẫu phân, chúng ta sẽ dễ dàng tìm thấy trứng giun móc.
Phương pháp điều trị bệnh giun móc ở chó dựa vào mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe của bé. Việc uống thuốc xổ giun chỉ có thể tiêu diệt được giun móc trưởng thành. Phương pháp này không hiệu quả đối với trứng hoặc ấu trùng giun.
Tùy vào diễn biến bệnh cũng như mức độ tổn thương ở cún nhiễm giun. Các bé cần được điều trị bằng nhiều biện pháp phối hợp như tiêm thuốc trị giun, truyền dịch, cầm máu, truyền máu, v.v…
Qua những mô tả ở trên, có thể thấy bệnh giun móc ở chó rất nguy hiểm. Song song với việc điều trị kịp thời, bạn cũng cần chăm sóc bé chu đáo để bé sớm lành bệnh.
Theo đó, bạn cần cho bé:
- Ăn chín, uống sạch. Thức ăn phải hợp vệ sinh, mềm, dễ tiêu.
- Thường xuyên cọ rửa chén ăn của bé, vệ sinh ổ ngủ, chuồng trại cho bé.
- Tắm bé ít nhất 1 tuần 1 lần để ấu trùng giun sán không có cơ hội bám vào cơ thể. Tắm rửa sạch sẽ cũng giúp tinh thần của bé thoải mái, phòng tránh ve rận.
- Hạn chế thả rông bé, tránh để bé tiếp xúc với những loại chất thải bên ngoài.
Phòng tránh giun sán cho chó cũng là cách phòng giun sán từ chó lây sang người. Vì vậy, bạn cần cho các bé tẩy giun định kỳ ngay khi bé được 2 tuần tuổi. Việc tẩy giun sẽ lặp lại mỗi tháng 1 lần cho đến khi bé được 6 tháng tuổi.
Cún cưng từ 6 tháng tuổi trở lên sẽ tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng giống như chúng ta. Để nâng cao hiệu quả tẩy giun, bạn cũng nên tìm chọn các loại thuốc tẩy giun chất lượng. Một số loại thuốc tẩy giun kiểm soát tốt bệnh giun móc hiện nay như Exotral, Endogard hoặc Drontal.
Hiện nay, nhiều chủ nuôi vẫn ngỡ rằng chó bị nhiễm giun móc không nguy hiểm. Nhưng thực tế chứng minh, căn bệnh này có thể giết chết “người bạn bốn chân” của chúng ta. Tin rằng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ đưa cún cưng của mình đi sổ giun ngay.