Kiến thức thú cưng

Nguyên nhân chó bị sưng tinh hoàn? Nguy hiểm không và Cách chữa trị hiệu quả?

Chó bị sưng tinh hoàn là biểu hiện đang mắc một số bệnh liên quan đến cơ quan sinh sản. Trong đó, viêm nhiễm là hiện tượng phổ biến khiến cho tinh hoàn của bé bị sưng, nhức. Ngoài ra, còn rất nhiều lý do khác làm cho chó bị sưng tinh hoàn. Vậy bạn đã biết nguyên nhân là gì chưa? Liệu sưng tinh hoàn có gây nguy hiểm cho chó không? Cách nào chữa trị hiệu quả nhất?

Hãy cùng chúng tôi điểm qua những thông tin sau đây để biết cách bảo vệ cún cưng khỏi căn bệnh này.

Sơ lược bệnh viêm tinh hoàn ở chó

Viêm tinh hoàn được ghi nhận ở chó đực và có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào của chó. Đây là tình trạng sưng viêm ở 1 hoặc 2 bên tinh hoàn. Người ta còn gọi viêm tinh hoàn ở chó là chứng sưng dịch hoàn. Đôi khi, viêm nhiễm còn xuất hiện ở màng ngoài da gây viêm bìu dịch hoàn.

Có rất nhiều nguyên nhân làm chó bị viêm tinh hoàn. Đồng thời, dấu hiệu chó bị sưng tinh hoàn cũng rất dễ nhận thấy. Nhưng để biết cún cưng đang mắc bệnh gì, bạn vẫn phải đưa bé đến gặp bác sĩ thú y để được thăm khám chuyên sâu hơn.

Dấu hiệu nhận biết sưng tinh hoàn ở chó

Một trong những dấu hiệu khi chó gặp vấn đề về tinh hoàn, chính là kích thước tinh hoàn to lên thấy rõ. Lúc này, 1 bên tinh hoàn sẽ to hơn bên còn lại. Hoặc cả hai khối tinh hoàn đều căng tức và sờ vào thấy cứng, cún có biểu hiện đau.

Bên cạnh đó, triệu chứng sưng tinh hoàn ở chó còn thể hiện qua:

- Xung quanh vùng bìu xuất hiện nhiều mụn trứng cá.
- Da vùng bìu tấy đỏ, bên trong có tích mủ.
- Sưng tinh hoàn gây đau đớn nên dáng đi của cún cưng cũng bị thay đổi.
- Hành vi khác lạ hơn ngày thường.
- Thường đến ngồi hoặc nằm ở những chỗ mát lạnh nhằm làm giảm đau và sưng vùng bìu.

Ngoài ra, khi cún bị sưng tinh hoàn, cảm giác căng tức khiến bé khó chịu nên sẽ thường xuyên liếm vùng bìu.

Nếu bạn nhận thấy cún cưng nhà mình có những biểu hiện nêu trên. Hãy mau chóng đưa bé đến bệnh viện thú y để được khám chữa càng sớm càng tốt.

chó bị sưng tinh hoàn

Nguyên nhân khiến chó bị sưng tinh hoàn

Trong sinh hoạt hằng ngày, cún cưng có thể bị va đập tạo thành chấn thương ở tinh hoàn. Mặt khác, cún cưng chẳng may mắc bệnh cũng là nguyên nhân khiến khối tinh hoàn sưng tấy, đau đớn.

Cụ thể, những căn bệnh sau đây chính là mầm mống đang “hành hạ” chú chó cưng của bạn:

- Viêm tuyến tiền liệt
- Viêm mào tinh hoàn
- Viêm bàng quang
- Viêm xoắn ốc tinh trùng
- Bướu tinh hoàn
- Suy thận, vô niệu
- Ung thư tinh hoàn

Ngoài ra, khi những chú cún “ẩu đả”, vùng tinh hoàn cũng có thể bị cắn trúng rồi sưng nhức. Hoặc do vệ sinh nơi ở kém, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm bệnh phát triển rồi tấn công gây bệnh.

Chẩn đoán, xác định nguyên nhân gây sưng tinh hoàn ở chó

Có thể, chó bị sưng tinh hoàn sẽ có một hoặc nhiều biểu hiện kèm theo. Thế nhưng chỉ nhìn bằng mắt thường, bạn sẽ không thể xác định cún cưng đang gặp vấn đề gì. Do sưng tinh hoàn là biểu hiện chung của nhiều căn bệnh, nên chúng ta cần phải thực hiện:

Xét nghiệm sinh lý máu để tìm kiếm sự viêm nhiễm

Bệnh Viện Thú-Y Thú Y Miền Nam sở hữu máy xét nghiệm máu hiện đại. Chúng tôi có thể xác định nguyên nhân gây bệnh và định danh tác nhân gây bệnh trong 5 - 10 phút.

Xét nghiệm nước tiểu

Viêm nhiễm xảy ra ở đường tiết niệu sẽ được xác định ngay lập tức thông qua việc kiểm tra nước tiểu của bé.

Xét nghiệm sinh hóa máu

Mục đích của cuộc xét nghiệm này là để đo lường chức năng thận, gan, tim. Bên cạnh đó còn đo được lượng đường trong máu, protein, chất điện giải. Thậm chí, những yếu tố tìm ẩn ác tính khiến chó bị sưng tinh hoàn cũng được dự đoán.

Chụp X-quang

Bước này sẽ giúp chúng ta biết được nguyên nhân gây sưng tinh hoàn có phải do thoát vị bìu hay u hạch hay không.

- Lấy mẫu nuôi cấy phân lập, làm kháng sinh đồ
- Siêu âm đánh giá kích thước của tuyến tiền liệt
- Sinh thiết dịch hoàn để dự đoán khả năng ung thư

chó bị sưng tinh hoàn

Điều trị chứng sưng dịch hoàn ở chó

Sau khi làm hàng loạt xác định nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định phù hợp. Phác đồ điều trị sẽ được lập ra dựa trên nguyên nhân làm sưng tinh hoàn.

Thông thường, cách thức điều trị sẽ là:

Do nhiễm trùng

Bé được chỉ định dùng kháng sinh, kháng viêm để giảm sưng tấy và tiêu diệt vi trùng. Kết hợp với việc bôi thuốc mỡ tại vùng sưng tấy. Nếu không may đã có vùng da bị hoại tử, bé sẽ được vệ sinh sạch sẽ. Sau đó, vùng bị hoại tử cũng sẽ được loại bỏ.

Đồng thời, bé phải đeo vòng chống liếm để thuốc có thể phát huy tác dụng tối đa.

Suy giảm chức năng tim thận

Suy giảm chức năng tim hoặc thận cũng ảnh hưởng gián tiếp đến tinh hoàn. Hoặc trường hợp vô niệu cũng dễ khiến tinh hoàn của chó bị sưng.

Với nguyên nhân này, cún cưng của bạn buộc phải uống thuốc và điều trị nội khoa lâu dài.

Khối u lành tính

Cần phẫu thuật ngay để cắt bỏ 1 hoặc 2 bên tinh hoàn.

Thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn gây sưng tinh hoàn cần phải thực hiện phẫu thuật để đưa vào lại.

Ung thư tinh hoàn

Trường hợp cún bị sưng tinh hoàn do ung thư, việc điều trị sẽ phải dùng đến biện pháp hóa trị. Một số trường hợp có thể xem xét cắt bỏ tinh hoàn để tránh di căn.

Phòng bệnh về tinh hoàn cho cún cưng

Nếu bạn không có ý định “gả vợ” cho chú cún nhà mình, bạn nên đưa bé đi triệt sản. Đây là phương pháp giúp bảo vệ sức khỏe của bé rất hiệu quả. Một số bệnh nguy hiểm có thể tránh được sau khi triệt sản chó đực trưởng thành như:

- Viêm xoắn ống tinh hoàn
- Bướu tinh hoàn
- Ung thư tinh hoàn
- Bệnh về tuyến tiền liệt

Bên cạnh đó, bạn cần cạo lông vùng bẹn, bìu và bụng của bé để tạo sự thông thoáng. Như vậy, các loại vi khuẩn, vi nấm hoặc ve rận sẽ không còn cơ hội phát sinh gây bệnh.

Quan trọng nhất, bạn cần đưa bé đến bệnh viện thú y để thăm khám sức khỏe định kỳ. Đặc biệt đối với những bé có tiền sử bị tiểu đường, viêm gan, suy tim, suy thận.