Sau khi tiêm phòng, bất kỳ em cún hay bé mèo nào cũng sẽ gặp phản ứng phụ. Bởi phản ứng phụ sau tiêm phòng cho chó mèo là điều hiển nhiên sẽ xảy ra. Bạn có thể bắt gặp dấu hiệu bất thường từ các bé như: nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, lờ đờ,… Vậy đây có phải là phản ứng phụ sau tiêm phòng ở chó mèo? Làm sao để khắc phục được tình trạng này?
Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc. Đồng thời chúng tôi cũng chia sẻ đến bạn những loại bệnh cần tiêm ngừa vaccine cho chó mèo trong suốt cuộc đời của chúng.
Tiêm ngừa vaccine cho chó mèo là điều bắt buộc nếu bạn muốn các bé luôn khỏe mạnh. Ngay khi đón các bé về sống cùng, chủ nuôi có nhiệm vụ phải tiêm phòng đầy đủ cho chúng. Bởi đây là việc làm vô cùng quan trọng không chỉ đảm bảo sức khỏe cho thú cưng. Mà việc tiêm phòng đầy đủ cho chó mèo cũng là cách bảo vệ người xung quanh.
Chẳng hạn, tiêm phòng sẽ giúp hạn chế rủi ro chúng sẽ mắc phải một số bệnh truyền nhiễm. Hoặc các bệnh không có thuốc đặc trị như Carre, Parvo, Dại, v.v….
Bên cạnh đó, việc tiêm ngừa sẽ giúp cơ thể chúng tạo ra sức đề kháng mạnh mẽ. Nhờ đó, cơ thể của chúng có khả năng chống lại những căn bệnh nguy hiểm. Hay nói cách khác, tiêm phòng sẽ làm giảm khả năng gây bệnh của một số loại virus có hại.
Cho nên chúng ta cần phải thực hiện tiêm ngừa khi chúng đã đủ 1,5 – 2 tháng tuổi.
Hệ miễn dịch của mỗi vật nuôi sẽ có sức mạnh và khả năng cân bằng khác nhau. Vì vậy, khi vắc-xin được đưa vào cơ thể sẽ tạo ra những phản ứng khác nhau.
Phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng. Do cơ địa của từng bé nhạy cảm đối với 1 hoặc 1 vài thành phần của thuốc.
Nguyên nhân thứ 2 là do tâm lý lo sợ tự có của các bé. Sau khi tiêm, bạn sẽ khó có thể quan sát bằng mắt thường.
Nguyên nhân thứ ba bắt nguồn từ sức đề kháng của các bé. Do các bé còn non nớt, cơ thể nhiễm 1 số bệnh lý. Đúng lúc vắc xin được tiêm vào sẽ vô tình gây ra phản ứng cùng thời điểm.
Thế nhưng bạn đừng quá lo lắng. Tất cả những điều này báo hiệu cho thấy vắc-xin đã kích hoạt và cơ thể của bé đang tạo miễn dịch chống lại.
Sau khi cơ thể của bé đã bắt đầu tiếp nhận lượng vaccine. Bạn dễ dàng nhìn thấy chúng có nhiều thay đổi lạ thường. Tùy thuộc vào hệ thống miễn dịch trong cơ thể mà phản ứng phụ sau tiêm phòng ở chó mèo sẽ khác nhau. Mức độ phản ứng cũng xuất hiện từ nhẹ đến nặng.
- Vết tiêm bị sưng làm thay đổi sắc tố da
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải
- Nhiều bé có dấu hiệu sốt nhẹ
- Sổ mũi
- Chán ăn, ăn uống không ngon miệng
- Rụng lông
Trong đó, dấu hiệu chó mèo bị sưng sau khi tiêm thường dễ thấy nhất. Lúc này hãy dùng tay xoa nhẹ vào vết tiêm của chúng để giúp chúng giảm bớt cơn đau. Hành động này cũng giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn.
Bạn có thể yên tâm vì biểu hiện này sẽ không kéo dài quá lâu. Thông thường nó chỉ xuất hiện từ 1 – 3 ngày sau khi chó mèo được tiêm phòng.
Một số bé do sức đề kháng yếu sẽ có những phản ứng phụ sau tiêm phòng cho chó mèo dữ dội hơn. Chẳng hạn như:
- Ngứa dữ dội, nổi mẩn
- Sụt cân
- Thay đổi hành vi, chạy nhảy vô thức
- Phát ban
- Tiêu chảy
- Nôn mửa
- Thở gấp, thở khò khè
- Nổi mụn nhỏ li ti ở những vùng da mỏng quanh khu vực tiêm
Một vài triệu chứng khác diễn ra nặng hơn như viêm da, mất khả năng vận động tạm thời, … lúc này cần đưa bé trở lại phòng khám hoặc bệnh viện ngay để theo dõi và điều trị. Bạn cần nhận biết sớm và phản ứng nhanh để tránh trường hợp xấu nhất xảy đến với các bé.
Cơ thể bé yêu nhà bạn không đủ sức để kháng lại vaccine? Việc tiêm vaccine có thể gây tác dụng ngược cực kỳ nghiêm trọng sau đây.
- Sốc phản ứng thuốc
- Co giật
- Có hiện tượng tự cắn chính mình
- Tử vong
Vì vậy trước khi tiêm ngừa vaccine cho chó mèo, các bé đều sẽ được kiểm tra sức khỏe. Mục đích của việc khám và xét nghiệm trước tiêm là để giảm thiểu các phản ứng phụ ở trên.
Nếu kết quả kiểm tra trước tiêm không có vấn đề gì, bạn có thể yên tâm cho bé tiêm ngừa.
Phản ứng phụ sau tiêm phòng cho chó mèo khiến nhiều chủ nuôi lo lắng. Vì vậy bệnh viện thú-y Thú Y Miền Nam mách bạn 5 điều cần lưu ý cho thú cưng sau đây.
Trong vòng 3 ngày sau tiêm phòng, bé cưng của bạn cần được kiêng đụng nước. Vì thời gian này các bé thường có biểu hiện sốt nhẹ. Ngoài ra, bạn không để bé mắc mưa hoặc phơi nắng quá lâu.
Trong thời gian này, nếu bắt buộc phải tắm, bạn có thể cho bé tắm khô. Sử dụng phấn tắm khô vừa đảm bảo sạch lông, vừa không gây cảm giác khó chịu cho bé.
Vừa tiêm ngừa xong, cơ thể bé vẫn chưa tạo đủ miễn dịch bảo hộ. Vì vậy, bạn không cho chó mèo tiếp xúc với các bé khác. Nhất là những bé cún, bé mèo hoang hoặc chưa được tiêm phòng bệnh.
Không cho hoặc hạn chế cho các bé đi chơi xa để tránh thời tiết xấu (mưa, gió, trời âm u hoặc nắng nóng trên 32 độ C). Đặc biệt, không cho bé hoạt động mạnh (huấn luyện, chạy đua, thi đấu) trong vòng 14 ngày sau tiêm chủng.
Sau tiêm ngừa, bạn không nên cho bé sử dụng các thức ăn dầu mỡ. Nhất là các loại thức ăn chứa chất béo, hoặc khó tiêu như trứng lộn, xúc xích, phô mai, sữa, nội tạng, gặm xương….
Thay vào đó, hãy sử dụng các thực phẩm dễ tiêu, được xay mềm nhuyễn. Ưu tiên lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng để bổ sung cho bé trong vòng 10-14 ngày sau tiêm ngừa. Bên cạnh đó, hãy nhớ luôn cung cấp đủ nước cho các bé nhà bạn.
Để quản lý tốt những phản ứng phụ sau tiêm phòng cho chó mèo, nên thường xuyên kiểm tra vết tiêm. Đồng thời, hãy dùng tay xoa nhẹ vị trí tiêm chích (do vết tiêm thường bị sưng cứng).
Trong trường hợp phát hiện bé có những triệu chứng bất thường, bạn nên mang bé đến bệnh viện để kiểm tra lại. Các triệu chứng tiêu biểu như: sốt cao, lừ đừ, bỏ ăn, ói, tiêu chảy,….
Lưu ý: Vaccine sẽ có miễn dịch sau 14 ngày kể từ ngày tiêm, bạn cần chăm sóc bé thật kĩ. Vì bé cũng có thể phát bệnh trong giai đoạn này. Nguyên nhân là do chưa đạt miễn dịch bảo hộ hoặc sốc phản vệ với vaccine được tiêm.
Hãy ưu tiên chọn bệnh viện thú y uy tín để giảm thiểu phản ứng phụ sau tiêm phòng cho chó mèo.